Việt Nam vừa nhận thêm 3 khoản tài trợ nghiên cứu khoa học trong đợt công bố mới nhất của Chương trình Quan hệ Đối tác nhằm Thúc đẩy Tham gia Nghiên cứu (PEER), một chương trình quốc tế nhằm tài trợ cho các nhà khoa học và các kỹ sư tại các nước đang phát triển có hợp tác với các nhà nghiên cứu do Chính phủ Hoa Kỳ tài trợ nhằm giải quyết những thách thức phát triển toàn cầu. Đến nay, các nhà nghiên cứu của Việt Nam đã nhận tổng cộng 20 khoản tài trợ trong khuôn khổ chương trình này (bao gồm 3 khoản tài trợ mới).
Mới đây, Cơ quan Phát triển Quốc tế Hoa Kỳ (USAID) đã công bố tài trợ trên 5,8 triệu đô la cho 26 dự án nghiên cứu mới trên toàn cầu nhằm khám phá, thử nghiệm và nhân rộng các giải pháp đột phá cho những thách thức quan trọng trong phát triển quốc tế thông qua chương trình PEER. Đây là chương trình do USAID tài trợ và được thực hiện bởi Viện Hàn lâm Khoa học, Kỹ thuật và Y học Quốc gia Hoa Kỳ. Các khoản tài trợ có giá trị từ 54.000 đô la đến 300.000 đô la. Dưới đây là danh sách các nhà nghiên cứu của Việt Nam nhận tài trợ trong đợt công bố mới nhất của chương trình này:
Được thành lập từ năm 2011, chương trình PEER đã hỗ trợ nâng cao năng lực về khoa học và nghiên cứu cho các nhà nghiên cứu và các viện nghiên cứu trên toàn cầu. Sau 9 vòng trao tài trợ, chương trình PEER đã giúp hơn 300 nhà nghiên cứu ở trên 50 quốc gia tìm ra các giải pháp dựa trên bằng chứng để giải quyết những thách thức phát triển ở nhiều khu vực và nhiều lĩnh vực khác nhau.
USAID tập trung hỗ trợ các chính phủ, các nhà nghiên cứu, tổ chức xã hội dân sự và khu vực tư nhân tạo dựng một xã hội bền vững và thích ứng. Hoạt động nghiên cứu giúp củng cố cam kết và nâng cao năng lực tại những quốc gia đối tác của chúng tôi trong việc lập kế hoạch, bố trí ngân sách và thực hiện những giải pháp thông qua quá trình ra quyết định dựa trên cở sở có đầy đủ thông tin. Thông qua tăng cường năng lực cho các tổ chức của chính phủ, các viện nghiên cứu và các tổ chức thuộc khu vực tư nhân tại các quốc gia đối tác của chúng tôi trong việc thực hiện nghiên cứu và ứng dụng khoa học nhằm giải quyết những thách thức của chính các quốc gia đó, USAID đang giúp thúc đẩy hành trình tiến tới tự lực của các quốc gia đối tác.
Để tìm hiểu thêm về chương trình PEER và danh sách đầy đủ các nhà khoa học mới nhận tài trợ, truy cập: nas.edu/peer
Nguồn: Đại sứ quán Hòa Kỳ tại Việt Nam