Ngày 15/4/2021, được sự đồng ý của Ban Giám đốc Phân hiệu và nhằm tạo điều kiện thuận lợi, cũng như cơ hội cho giảng viên, sinh viên khoa Công trình Phân hiệu nâng cao trình độ chuyên môn, hợp tác nghiên cứu, thông qua việc trao đổi, sinh hoạt học thuật với chuyên gia quốc tế trong lĩnh vực hạ tầng giao thông vận tải, Bộ môn Xây dựng Công trình Đô thị phối hợp với Viện Tài nguyên Thế giới (WRI) tổ chức buổi báo cáo chuyên đề quốc tế với nội dung: “Ứng dụng dữ liệu OpenStreetMap và Google API để phân tích tốc độ phương tiện. Áp dụng phân tích thực tế cho 14 tuyến đường ở Tp.HCM, Cali và Bogota (Colombia)”.
Về phía đối tác tổ chức WRI có ông Wei Li - Giám đốc quản lý dự án an toàn giao thông (WRI khu vực Châu Á Thái Bình Dương), Ông Segundo López - Điều phối viên phân tích dữ liệu quốc tế (WRI) và Ông David Pérez-Barbosa - Chuyên gia an toàn giao thông (WRI); về phía Phân hiệu có thầy Võ Xuân Lý - Giám đốc Trung tâm ĐTTH&CGCN GTVT, thầy PGS.TS. Lê Văn Bách - Trưởng khoa Công trình, TS. Ngô Châu Phương - Trưởng phòng KHCN&ĐN; cùng các nhà khoa học, giảng viên, sinh viên Phân hiệu.
WRI là một trong những Tổ chức Đối tác trong Sáng kiến Bloomberg, tập trung vào các lĩnh vực Đường phố An toàn hơn và đi lại An toàn hơn. WRI sẽ hỗ trợ các thành phố BIGRS, bao gồm Thành phố Hồ Chí Minh, để tăng cường an toàn thông qua kỹ thuật đường bộ tốt hơn, cải thiện giao thông công cộng, giao thông phi cơ giới và đi lại tổng thể.
Tại Việt Nam, Phân hiệu Trường Đại học GTVT tại TP.HCM là đơn vị đầu tiên phối hợp với Viện tài nguyên thế giới (WRI) tổ chức báo cáo để thảo luận, phản biện và làm rõ về tính khả thi của phương pháp này.
Từ năm 2020, Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) được chọn là một trong những thành phố trên thế giới tham gia giai đoạn mới của Sáng kiến Bloomberg vì An toàn Đường bộ Toàn cầu (BIGRS) (2020- 2025). Theo sáng kiến này, Quỹ Bloomberg sẽ hỗ trợ TP.HCM thực hiện các sáng kiến an toàn đường bộ quan trọng, mở rộng kỹ thuật đường bộ, thi hành luật giao thông, quản lý dữ liệu các vụ va chạm, truyền thông an toàn đường bộ, v.v.
Kể từ năm 2017, TP.HCM đã cải thiện đường bộ với các biện pháp an toàn đường bộ, một số biện pháp được thiết kế để giảm tốc độ của các phương tiện. Quản lý tốc độ rất quan trọng đối với an toàn đường bộ trong khu vực đô thị. Để hiểu được tình hình chạy quá tốc độ ở các con đường trong thành phố và mối tương quan của nó với số vụ tử vong do tai nạn giao thông, nhóm WRI và Sở Giao thông Vận tải TP.HCM đã thống nhất tiến hành phân tích tốc độ các hành lang nguy hiểm nhất trong thành phố.
Do tình hình dịch Covid-19, buổi báo cáo chuyên đề được tổ chức trực tuyến. Buổi báo cáo đã được các chuyên gia, nhà khoa học cũng như giảng viên đánh giá cao bởi tính khả thi trong việc áp dụng vào việc nghiên cứu, dự án thực tế và hiệu quả của phương pháp này đem lại.
Bên cạnh đó, buổi cáo cáo cũng dành được sự quan tâm của các phương tiện truyền thông như trang atgt.com hay 24h.com.vn
Bài viết về buổi chuyên đề trên trang 24h.com.vn: https://www.24h.com.vn/cong-nghe-thong-tin/dung-google-api-phan-tich-14-tuyen-duong-nguy-hiem-nhat-tphcm-c55a1245332.html
Bài viết về buổi chuyên đề trên trang atgt.com: https://www.atgt.vn/ung-dung-du-lieu-google-api-de-phan-tich-toc-do-14-tuyen-duong-o-tphcm-d503274.html